Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Kẽm - vi chất dinh dưỡng quan trọng

Có thể cho trẻ dùng một số loại sữa có bổ sung kem cho be.. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ y khoa Nguyễn Xuân Ninh và cộng sự tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em VN khá cao (25-40%). Dù cơ thể chỉ cần một lượng kẽm rất nhỏ (khoảng 2g) nhưng đây là vi chất hết sức cần thiết giúp trẻ tăng chiều cao, cân nặng, giảm nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng sinh dục, nhiễm trùng, tránh cáu gắt… Thiếu kẽm thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ ở tuổi học đường, trẻ sanh non, trẻ không được bú mẹ, trẻ suy dinh dưỡng (đặc biệt là suy dinh dưỡng thể còi), trẻ hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng, phụ nữ mang thai, ngoài ra còn gặp ở người cao tuổi. Kẽm hiện diện ở tất cả các mô và dịch trong cơ thể với tổng lượng chỉ khoảng 2g, tập trung nhiều nhất ở hệ cơ xương (90%). Kẽm được hấp thu ở ruột non (khoảng 33% lượng kẽm từ chế độ ăn), bài tiết qua nước tiểu, phân và mồ hôi.
công dụng của kẽm
Tập luyện thể lực quá căng thẳng và nhiệt độ xung quanh cao cũng có thể làm mất kẽm qua mồ hôi. Kẽm có nhiều nhất trong thịt nạc đỏ (heo, bò), ngũ cốc thô và các loại đậu (25-50mg/kg). Việc sử dụng kẽm tùy thuộc vào thành phần của chế độ ăn. Khi phytate (có nhiều trong ngũ cốc thô, rau đậu và có một ít ở các rau khác) trong chế độ ăn gấp 6-10 lần kẽm thì sự hấp thu kẽm bắt đầu giảm. Ngược lại, đạm động vật làm tăng hấp thu kẽm từ chế độ ăn có nhiều phytate. Do đó, chế độ ăn thiếu đạm động vật sẽ dễ bị thiếu kẽm do tỷ lệ hấp thu vào cơ thể kém. Tỷ lệ hấp thu kẽm từ sữa bò thấp hơn sữa mẹ. Sữa đậu nành với hàm lượng phytate cao cũng có tỷ lệ hấp thu kẽm thấp. Do kẽm giúp tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm, phân chia tế bào, tăng cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ. Thiếu kẽm làm chậm phát triển chiều cao, rối loạn phát triển xương, chậm dậy thì và giảm chức năng sinh dục. Trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên đang phát triển nhanh và phụ nữ mang thai là những đối tượng dễ bị thiếu kẽm vì nhu cầu tăng cao. Thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai làm giảm cân nặng và chiều cao trẻ sơ sinh. Việc bổ sung kẽm sẽ cải thiện chiều cao đối với trẻ thấp lùn và tăng cân nhanh đối với trẻ suy dinh dưỡng. Thiếu kẽm còn làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng nặng (tiêu chảy cấp, viêm đường hô hấp, sốt rét…); gây biếng ăn do rối loạn vị giác: vị giác kém nhạy nên có khuynh hướng thích thức ăn uống có vị mạnh; đối với thức ăn ngọt thì lại có vị đắng...
bổ sung sắt trong mùa hè
Mặt khác, kẽm giúp vận chuyển canxi vào não (canxi là chất đứng đầu trong các chất dinh dưỡng quan trọng giúp ổn định thần kinh), nên thiếu kẽm cũng có thể làm người ta dễ “nổi cáu” hơn. Trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú là những đối tượng có nhu cầu kẽm cao nhất. Trong 3 tháng đầu đời, nhu cầu kẽm ở trẻ khoảng 120-140mcg/kg/ngày. Từ 6-12 tháng giảm dần, còn khoảng 33mcg/kg/ngày. Ở tuổi dậy thì, do tăng trưởng nhanh, nên nhu cầu tăng vọt: cần khoảng 0,5mg/ngày. Với phụ nữ mang thai, suốt thai kỳ cần 100mg kẽm. Khi cho con bú mẹ: lượng kẽm trong sữa mẹ ở tháng đầu tiên cao nhất (2-3mg/l). Sau 3 tháng, giảm dần còn 0,9mg/l. Lượng kẽm mất qua sữa mẹ trong 3 tháng đầu ước tính khoảng 1,4mg/ngày, do đó, nhu cầu kẽm ở bà mẹ cho con bú mẹ cao gấp 3 lần so với bà mẹ không cho con bú mẹ...